In Offset Là Gì? Xưởng In Offset Chất Lượng Nhất Hiện Nay

03/05/2022
  

Bạn đã biết in offset là gì chưa? Nếu chưa biết về kỹ thuật in phổ biến này và những ưu nhược điểm cũng như ứng dụng thì hãy tham khảo qua những nội dung mà Kim Sa chia sẻ trong bài viết này nhé.

Có lẽ chúng ta đã không xa lạ gì với các kỹ thuật in ấn như in typo, in ống đồng hay in lụa,… nhưng kỹ thuật in offset thì vẫn còn nhiều người chưa biết đến. Nếu bạn đang cần in với số lượng sản phẩm lớn và muốn tiết kiệm chi phí thì in offset sẽ là một lựa chọn tối ưu cho bạn.

Vậy In offset là gì? và có ưu nhược điểm như thế nào? mọi thông tin đều sẽ được Kim Sa chia sẻ đầy đủ đến bạn dưới đây. 

In offset là gì?

in offet la gi

In offset là phương pháp dùng một tấm cao su thường được dùng trong in ấn (hay còn gọi là tấm offset) thường khuôn in sẽ được làm chất liệu từ nhôm, được chia ra thành 2 phần: phần trắng có bề mặt là nhôm, còn phần tử in là nhựa diazo. 

Nhờ vào chất liệu đặc biệt này mà khi in offset bạn sẽ tránh được việc giấy bị dính nước theo mực. Đây là một phương pháp khá an toàn khi in số lượng lớn.

Ưu và nhược điểm của công nghệ in offset

Một số ưu nhược điểm của công nghệ in offset mà bạn có thể tham khảo qua như sau:

Ưu điểm:

In offset được ngành in ấn sử dụng khá phổ biến trong in ấn số lượng lớn là nhờ sở hữu một số điểm nổi bật sau:

Các bản in khi sử dụng kỹ thuật này tạo ra những chất lượng hình ảnh sắc nét, sinh động và bền màu.

Có thể in được trên nhiều chất liệu và bề mặt khác nhau như gỗ, kim loại, …

Tạo ra thành phẩm chất lượng tốt, nếu số lượng in càng lớn thì chi phí in càng giảm.

Tuy nhiên in offset vẫn có những nhược điểm như:

Nhược điểm:

+ Khá mất thời gian cho công đoạn chuẩn bị nên kỹ thuật này chưa phù hợp khi dùng in số lượng nhỏ và cần gấp.

+ Giá thành sẽ khá cao nếu bạn in với số lượng ít

+ Chỉ có một hệ màu duy nhất là CMYK và phải in lần lượt 4 màu nên sẽ khó kiểm soát màu ngay từ lúc ban đầu.

Quy trình in Offset

Quy trình in Offset

Chúng ta vừa tìm hiểu qua về những đặc điểm của in offset, tiếp theo đây Kim Sa sẽ chia sẻ sâu hơn về quá trình in của kỹ thuật này.

Bước 1: Thiết kế chế bản (Design)

Giai đoạn này thường sẽ do các designer đảm nhiệm, họ tạo ra những chế bản in trên máy tính thông qua các phần mềm thiết kế như Corel, adobe illustrator, … đảm bảo được các yêu cầu từ khách hàng.

Bước 2: Xuất film (Output film)

Sau khi hoàn thành chế bản thì sẽ đến giai đoạn outfilm. Nếu ấn phẩm là những thiết kế nhiều màu sắc hay là hình ảnh thì film sẽ được xuất thành 4 tấm tượng trưng cho bốn màu của hệ màu CMYK.

Trong đó C là Cyan, M là Magenta, Y là Yellow và cuối cùng K là Black. Đây là hệ màu căn bản và được dùng trong kỹ thuật in offset.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Khi đã có 4 tấm film tương ứng với hệ màu thì người ta sẽ tiến hành phơi nó lên những bản kẽm. Tiếp theo đó cho chúng vào máy phơi kẽm để chụp ảnh các tấm phim lên từng bản kẽm.

Bước 4: In offset

Tiến hành in từng màu một, nhân viên in ấn sẽ lựa chọn thứ tự in phù hợp cho ấn phẩm.

Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ chọn ra 1 trong 4 tấm kẽm lắp vào rulo máy in offset, chọn màu mực tương ứng với màu kẽm đã chọn để đổ vào máy và tiến hành in với số lượng mà khách hàng đã yêu cầu.

Sau khi hoàn thành xong số lượng cần thiết thì gỡ tấm kẽm ra vệ sinh phần mực còn sót lại để tiến hành in màu tiếp theo.

Để tránh trường hợp hoàn thành in ấn xong nhưng phát hiện ra lỗi thì bạn nên in thử một số bản nháp và khi in chạy thử tầm 50 bản nháp cho mỗi màu để điều chỉnh màu sắc cho ổn định.

Bước 5: Gia công sau in

Sau khi hoàn thành hết các bước trên thì khách hàng sẽ chọn gia công sau in cho sản phẩm. Thông thường thì khách hàng sẽ có những yêu cầu như là:

Cán mỏng (mờ, bóng)

Ép mỏng, ép kim, phủ UV

Đóng gáy, dán gáy…

Cắt, cấn, bế thành phẩm.

Ứng dụng của kỹ thuật in offset

Ứng dụng của kỹ thuật in offset

Ngày nay in offset đang vô cùng phổ biến không chỉ do những ưu điểm của nó mang lại mà còn có nhiều lợi ích thiết thực, kỹ thuật in này thích hợp hầu như các loại chất liệu giấy như: giấy kraft, giấy thấm dầu, giấy Bristol, …

Có rất nhiều sản phẩm xung quanh chúng ta được in từ phương pháp này như: túi giấy, name card, menu, vỏ hộp, ly giấy,…

=> XEM THÊM: Báo Giá In Ly Trà Sữa Đẹp Giá Rẻ, Chất Lượng Tại TPHCM

Qua những thông tin mà Kim Sa cung cấp thì có lẽ bạn đã nắm được in offset là gì và một số ứng dụng của phương pháp này. Nếu thấy kiến thức này hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến nhé.